Content Pillar là gì? 5 bước triển khai chiến lược Content Pillar hiệu quả

Content Pillar là một phần thiết yếu trong chiến lược nội dung của thương hiệu và phục vụ một mục đích cơ bản: giúp độc giả tìm hiểu về một chủ đề một cách tường tận và toàn diện nhất. Mặc dù khái niệm Content Pillar là gì không thực sự mới, nhưng nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với việc tạo ra một chiến lược nội dung hiệu quả nhằm giải quyết toàn bộ câu hỏi, vấn đề của khách hàng và đưa ra giải pháp từ dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp. Vậy Content Pillar là gì và làm thế nào để tạo chiến lược nội dung hiệu quả? Hãy cùng chúng tôikhám phá qua bài viết dưới đây.

Content Pillar là gì? 

Content Pillar (trụ cột nội dung) là một tập hợp con các chủ đề tạo nền tảng nội dung trên các kênh của bạn. Hiểu đơn giản, thì đó là một phần nội dung lớn mà bạn có thể chia thành nhiều phần nội dung nhỏ hơn để phân phối nội dung cho tất cả các kênh. 

Lấy chúng tôilàm ví dụ. Các Content Pillar trên Website của chúng tôi bao gồm: kiến thức Marketing, News, góc nhìn Agency,… Bạn có thể thấy rõ các nhóm nội dung của chúng tôi được phân loại qua website MarketingAI.

Bằng cách tập trung vào việc lập nên các Content Pillar, bạn có thể dễ dàng phân phối nội dung trên các kênh truyền thông khác nhau như blog, video, email, facebook,…

 Mô hình Content Pillar

Mô hình Content Pillar

Topic cluster và subtopic là gì?

Topic cluster (cụm chủ đề) là nhiều phần nội dung được nhóm lại theo một chủ đề. Mục đích của topic cluster là chiến lược liên kết các nội dung trong một trang web với nhau nhằm giữ chân người dùng. Mỗi topic cluster đều có một content pillar và subtopic (chủ đề phụ) được liên kết với nhau thông qua các link. Để hiểu rõ hơn, bạn có thể nhìn vào ảnh bên dưới.

Subtopic cần liên kết với Content Pillar bằng các siêu liên kết

Subtopic cần liên kết với Content Pillar bằng các siêu liên kết

Ví dụ để bạn dễ hình dung hơn: chúng tôicó chủ đề về tháng 6 Pride Month, tháng tự hào dành cho LGBTQ+.

Trong chủ đề này sẽ có:

Content Pillar: Những tin tức mới về LGBTQ+ của các thương hiệu

Subtopic:

– Sau Proud Whopper, Burger King gây THẤT VỌNG cho cộng đồng LGBTQ+ trong chiến dịch mới

– Burger King: Chiến dịch khiến cộng đồng LGBTQ+ BẬT KHÓC vì một chiếc hamburger?

– Ngành công nghiệp phim Boy’s Love – quyền lực mềm của truyền thông Thái Lan

Vai trò của Content Pillar 

Content Pillar được lập ra để giữ chân độc giả lâu hơn trên website của bạn. Bởi content pillar sẽ giúp liên kết các chủ đề phụ với nhau, nhằm khuyến khích độc giả xem tiếp các nội dung khác.

Bên cạnh đó, Content Pillar còn giúp thuật toán của Google hiểu được nội dung trên Web của bạn, từ đó cái thiện kết quả xếp hạng trên trang tìm kiếm. Đây được xem là những yếu tố cốt lõi trong quá trình làm SEO. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp của bạn cần chạy chiến dịch hay phân phối content marketing trên nhiều nền tảng khác nhau, Content Pillar sẽ giúp tiết kiệm công sức và thời gian. Chỉ cần có Content Pillar, bạn sẽ có thể đa dạng hoá các chủ đề khác nhau để phù hợp với các nền tảng khác nhau. 

5 bước triển khai chiến lược Content Pillar hiệu quả

Chọn chủ đề và từ khoá

Việc xác định chủ đề cốt lõi và từ khóa (cụm từ đầu) phải là những chủ đề đáp ứng được mục đích khi tìm kiếm bài viết và thu hút thuật toán của Google. Những câu hỏi mà bạn cần trả lời trước khi triển khai Content Pillar là: Bạn có thể giải quyết được điều gì cho khách hàng? Bạn đang bán sản phẩm/ dịch vụ nào? Đối tượng mục tiêu của bạn là ai, và những khó khăn mà họ đang gặp phải là gì? Để bắt đầu, hãy tập trung phân tích tệp khách hàng và những vấn đề họ đang gặp phải. Bạn có thể thực hiện các cuộc phỏng vấn và khảo sát để thu thập thông tin chi tiết về những chủ đề họ đang tìm kiếm. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc xác định content pillar phù hợp.

Ví dụ: nếu khách hàng của bạn có xu hướng vật lộn với công việc và cuộc sống gia đình, chủ đề xoay quanh hoạt động gia đình có thể là một lựa chọn thích hợp. 

Tiếp theo, xác định từ khóa hoặc chủ đề chính và đảm bảo rằng từ khóa hoặc chủ đề đó đủ quan trọng để xây dựng các chủ đề phụ xung quanh. Để xác định, bạn cần xem xét các yếu tố sau:

– Khối lượng tìm kiếm của từ khoá thông qua những câu hỏi của khách hàng.

– Mức độ cạnh tranh của chủ đề mà bạn định triển khai.

– Mức độ phù hợp với độc giả và sản phẩm/dịch vụ bạn đang có.

– Tiềm năng trở thành Evergreen Content (Nội dung thường xanh) – nội dung luôn tươi mới và được quan tâm ở mọi thời điểm trong năm.

Tips: Bạn có thể chọn một chủ đề bạn đã từng xếp hạng trong ba trang đầu tiên trên Google để tăng thêm SEO.

 Tìm kiếm từ khóa

Chọn Subtopic (chủ đề phụ)

Tiếp theo, bạn sẽ cần đưa ra danh sách các Subtopic để tạo các cụm chủ đề và cấu trúc cho Content Pillar. Content Pillar cần được liên kết  tới các Subtopic và kết nối thông qua các siêu liên kết.

Ngoài ra, bạn có thể tạo topic cluster (cụm chủ đề) trước để đảm bảo rằng Content Pillar của bạn liên kết với Subtopic ngay từ đầu. Bên cạnh đó, bằng cách bắt đầu với topic cluster, bạn sẽ giảm thiểu được mức độ trùng lặp nội dung trên trang của bạn. 

Ví dụ về một công ty luật đang xây dựng content pillar, họ có thể tạo nội dung cụm dựa trên các câu hỏi mà khách hàng thường hỏi nhất, bao gồm:

– Điều gì xảy ra nếu tuyên bố phá sản?

– Phá sản ở Việt Nam hoạt động như thế nào?

– Lợi ích của việc tuyên bố phá sản là gì?

– Những tài sản nào được giữ lại nếu bị phá sản?

– Những khoản nợ nào có thể được giải quyết trong một vụ phá sản cá nhân?

Ở giai đoạn này, bạn cũng có thể bắt đầu quyết định subtopic sẽ có định dạng nào: báo, blog, câu đố, infographic, sách điện tử, video,… Ngoài ra, bạn nên có ít nhất 5 subtopic.

Cần có ít nhất 5 Subtopic

Kiểm tra nội dung trên trang web 

Ở giai đoạn này, hãy kiểm tra nội dung trên trang web của bạn nhằm sửa đổi, bổ sung và tối ưu hóa cho chiến lược Content Pillar. Đối với các trang web có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn trang đây có vẻ là một nhiệm vụ khó khăn. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng những công cụ tự động hoá để kiểm tra nội dung cho website. 

Bằng cách cập nhật và tối ưu hóa nội dung hiện có, bạn có thể tránh được việc trùng lặp nội dung trên trang web của mình. Các bài viết trùng lặp hoặc có cùng một chủ đề không phải là trải nghiệm tốt dành cho người dùng cũng như cản trở thuật toán của các công cụ tìm kiếm.

Kiểm tra Web để tránh trung lặp nội dung

Kiểm tra Web để tránh trung lặp nội dung

Khảo sát đối thủ

Nếu bạn đã xác định được một chủ đề có thể lên top, hãy xác định những đối thủ có thể có chung chủ đề. Đầu tiên, bạn sẽ cần phân tích mức độ cạnh tranh của chủ đề, liệu có nhiều website viết về chủ đề này không. Từ đó, tìm ra những nội dung, hình thức chưa được đề cập, thể hiện trong chủ đề đó nhằm tìm ra những khoảng trống trong việc lập ra Content Pillar. 

Một trong những cách tốt nhất để đi trước đối thủ trong ngành hàng, dịch vụ là tối ưu hóa và cải thiện những gì đã có. Đồng thời, tạo nội dung có giá trị đến người đọc. Bằng cách phân tích các chủ đề phụ từ đối thủ cạnh tranh và cải thiện nội dung, bạn sẽ có thể xây dựng một Content Pillar tốt hơn, mạnh mẽ và toàn diện hơn. 

Tóm lại, bạn có thể xem đối thủ cạnh tranh của mình đang làm gì, họ KHÔNG làm gì và bạn có thể làm gì để cải thiện hoặc lấp đầy khoảng trống còn thiếu.

 Khảo sát đối thủ để tối ưu hóa Website

Khảo sát đối thủ để tối ưu hóa Website

Triển khai Content Pillar

Sau khi đã xác định được Topic Cluster, subtopic và hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh, đây là lúc bạn bắt đầu triển khai Content Pillar.

Đầu tiên, bạn cần vạch ra cấu trúc của Content Pillar. Để làm được điều này, bạn cần thu thập tất cả các câu hỏi mà độc giả thường tìm kiếm, sau đó sử dụng chúng để thiết kế cấu trúc của Content Pillar và bài viết.  

Để thiết kế dàn bài cho bài viết, chúng ta quay lại ví dụ về công ty luật, khi có ai đó tìm kiếm về “ưu và nhược điểm của việc nộp đơn xin phá sản”, bạn có thể tạo câu tiêu đề hay và độc đáo có chứa từ khóa của câu hỏi đó như: Hướng dẫn nộp đơn phá sản từ A-Z. Tiếp theo, bạn có thể thấy rằng có một số câu hỏi bạn có thể sử dụng để tạo dàn ý cho bài viết:

– Phá sản nghĩa là gì?

– Cách tuyên bố phá sản

– Lợi ích của việc tuyên bố phá sản là gì?

– Nhược điểm của việc tuyên bố phá sản 

Ví dụ Content Pillar về chủ đề giảm cân

Ví dụ Content Pillar về chủ đề giảm cân

Liên kết, quảng bá và phân phối Content Pillar

Liên kết Topic Cluster, Subtopic với Content Pillar là một phần thiết yếu của xây dựng kiến trúc thông tin. Nếu bạn muốn Content Pillar của mình được xếp hạng, bạn sẽ cần phải tối ưu hóa các liên kết của mình (cả liên kết nội bộ và liên kết từ các nguồn bên ngoài). Hãy nhớ rằng Content Pillar là trung tâm nơi người dùng có thể truy cập vào tất cả thông tin mà họ đang tìm kiếm. 

Content Pillar là trung tâm 

Content Pillar là trung tâm 

Kết

Từ “Pillar” (trụ cột) dù được sử dụng trong kiến ​​trúc, triết học hay trong Content gợi liên tưởng đến cấu trúc, sức mạnh và việc duy trì một hệ thống. Đối với các thương hiệu, trụ cột ở dây thực sự mang ý nghĩa chiến lược nhiều hơn. Một chiến lược Content Pillar tốt sẽ thực sự giải quyết được những vấn đề khách hàng đang quan tâm, từ đó giúp Website lên Top tìm kiếm. MarketingAI mong rằng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn khái quát về Content Pillar là gì và giúp bạn hiểu hơn về việc tạo một chiến lược nội dung hiệu quả. Còn bây giờ, hãy bắt tay ngay vào việc thu thập dữ liệu và tạo một Content Pillar cho doanh nghiệp của bạn ngay thôi nào!



XEM THÊM CÁC THÔNG TIN MỚI NHẤT TẠI: https://genshinimpactmobile.com

Bài viết Content Pillar là gì? 5 bước triển khai chiến lược Content Pillar hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày GENSHINIMPACTMOBILE.COM.



from GENSHINIMPACTMOBILE.COM https://genshinimpactmobile.com/content-pillar-la-gi-5-buoc-trien-khai-chien-luoc-content-pillar-hieu-qua/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Alex Sandro – Người thừa kế của Roberto Carlos

Dân F2P Genshin Impact ‘khóc ròng’ khi 4 banner nhân vật ra trong 1 patch